Đá luân lưu luôn là tình huống căng thẳng nhất trong bộ môn bóng đá. Không chỉ cầu thủ chịu nhiều áp tâm lý mà fan hâm mộ đội bóng cũng vậy. Không ít người có cảm tưởng như tim nhảy ra ngoài lồng ngực khi chứng kiến cầu thủ đá phạt đền. Tìm hiểu trong bài của Tin Bóng Đá, lập tức bạn sẽ hiểu vì sao.
Đá luân lưu là gì?
Đá/sút luân lưu (Penalty Shoot-out) sẽ diễn ra ở chấm 11m. Chính vì khoảng cách này quá gần nên vô cùng dễ ghi bàn. Những giây phút này vô cùng căng thẳng, thậm chí còn kịch tính hơn cả 90 phút thi đấu chính thức. Khác với tình huống đá phạt đền thông thường, trong loạt sút luân lưu thì chỉ có cầu thủ đối mặt với thủ môn đội bạn.

Do không bị ngăn cản bởi “hàng rào” người nên các cầu thủ càng dễ thực hiện quả đá phạt thành công. Nếu bên nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sau 5 lượt, lập tức bên đó sẽ được tính là thắng cuộc. Như vậy, đây cũng chính là điểm khác với tình huống đá phạt đền khi loạt sút luân lưu dùng để phân định thắng/thua.
Khi nào diễn ra tình huống đá luân lưu?
Tình huống này sẽ xảy ra trong các vòng loại trực tiếp của giải đấu quan trọng như World Cup, Champions League hay cúp FA,… Chỉ khi hai đội hòa nhau sau thời gian thi đấu chính thức (90 phút + hiệp phụ nếu có) thì đôi bên mới phải phân định thắng/thua bằng tình huống này.
Trong một số giải đấu như Carabao Cup, nếu hết 90 phút thi đấu chính thức mà các đội vẫn hòa nhau thì lập tức bỏ qua hiệp phụ mà đá luân lưu. Đây là quy định đặc biệt chỉ có ở trong sự kiện đó. Nhờ rút ngắn thời gian thi đấu mà cầu thủ cũng giảm thiểu rủi ro chấn thương và tiết kiệm thể lực cho lịch trình dày đặc của giải.
Quá trình diễn ra tình huống đá luân lưu
Nếu sau 90 phút thi đấu chính thức (kèm hiệp phụ nếu có) mà hai đội vẫn hòa nhau thì trọng tài sẽ quyết định tổ chức ngay loạt sút luân lưu từ chấm 11m để phân định thắng/thua. Dưới đây là quy trình quan trọng, bắt buộc phải tiến hành:
Tung đồng xu
Đầu tiên, trọng tài chính sẽ tiến hành tung đồng xu để xác định đội sút trước và sau. Bước này cũng giúp ấn định quả phạt đền nào sẽ được thực hiện ở phần sân nào.

Chọn cầu thủ
Mỗi đội sẽ phải cử ra 5 cầu thủ khác nhau để thực hiện loạt sút luân lưu căng não này. Theo đó, cầu thủ có thể là bất kỳ ai còn lại ở trên sân vào thời điểm kết thúc hiệp phụ (hoặc 90 phút đối với giải Carabao). Thông thường các đội bóng thường hay cử ra “cỗ máy săn bàn” cừ khôi nhất thực hiện cú sút từ chấm 11m.
Tiến hành loạt sút
Trong tình huống đá luân lưu, hai đội sẽ luân phiên thực hiện từng quả sút ở cự ly 11m. Sau 5 lượt, nếu bên nào ghi nhiều bàn thắng hơn thì sẽ được tính là chiến thắng. Thông thường, nếu bị dẫn trước 2 bàn thì đội sẽ ít có cơ hội gỡ gạc hơn.
Tình huống bất ngờ
Nếu hai đội hòa nhau sau 5 lượt sút thì trọng tài sẽ cho tiếp tục từng lượt một. Trận đấu sẽ kết thúc ngay khi một đội ghi bàn và đội còn lại sút hỏng ở cùng một lượt.
Các quy định khác
Cầu thủ đã bị thay ra sẽ không thể quay lại đá luân lưu. Tất cả cầu thủ trên sân đều phải thực hiện lượt sút trước khi đến lượt thứ hai của một cầu thủ bất kỳ nào đó khi thắng/thua vẫn chưa được phân định rõ ràng.
Giai đoạn “cái chết đột ngột” khi đá luân lưu
Trong bóng đá, nếu hai đội hòa nhau sau 5 lượt sút luân lưu đầu tiên thì trận đấu sẽ bước vào giai đoạn gọi là “cái chết đột ngột”. Tình huống này hay còn được gọi là “sút luân lưu theo lượt đơn lẻ”. Cụ thể, hai đội sẽ phải sút luân phiên từng quả.

Đồng thời, trận đầu sẽ kết thúc ngay khi có một đội ghi bàn. Như vậy, trong giai đoạn này thì sẽ không cho gỡ hòa sau khi bị dẫn trước. Nếu cùng lượt đó mà đội kia sút hỏng thì phải chịu thua ngay. Chỉ cần một sai lầm là đội bóng cũng mất ngay cơ hội chiến thắng.
Xem World Cup 2006 hay Euro 2020 là bạn sẽ rõ hơn về giai đoạn “cái chết đột ngột” khi đá luân lưu. Một cú trượt chân, một pha cản phá cầu thành công của thủ môn cũng đủ khiến mọi thử chấm dứt ngay tức thì.
Tình huống đá luân lưu siêu thú vị
Năm 2014, Liverpool đã thắng Middlesbrough với tỷ số 14-13 trong loạt sút luân lưu căng não. Mỗi cầu thủ đều được thực hiện quả đá phạt đền, bao gồm cả hai thủ môn là Simon Mignolet và Jamal Blackman.
Ngoài ra, năm 2008 thì Olympiakos cũng đánh bại AEK Athens với tỷ số 15-14 trong loạt sút luân lưu. Trận này tổng cộng có tới 30 quả đá phạt đền được thực hiện. Phải nói rằng đây là những tình huống thú vị, vô cùng hiếm gặp trong bóng đá.
Qua bài viết trên của Tin Bóng Đá, hẳn bạn đã hiểu điều gì sẽ xảy ra khi các đội buộc phải đá luân lưu. Việc nắm bắt thuật ngữ bóng đá về các tình huống quan trọng sẽ giúp bạn cảm nhận nhiều niềm vui hơn từ bộ môn “thể thao vua”. Người xem từ đó sẽ không còn quá thắc mắc khi trận đấu bước vào giai đoạn căng thẳng.